Người vợ phải không được cằn nhằn nhiều nếu muốn… chồng mình sống lâu

Trong gia đình, chuyện tranh cãi là điều thường diễn ra giữa các cặp vợ chồng, từ vợ chồng mới cưới cho đến đã cưới lâu năm. Thế nhưng, điều đáng để ý là mới đây, các giáo sư tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch, đã công bố một công trình nghiên cứu khá lý thú.
Trong gia đình, chuyện tranh cãi là điều thường diễn ra giữa các cặp vợ chồng, từ vợ chồng mới cưới cho đến đã cưới lâu năm. Thế nhưng, điều đáng để ý là mới đây, các giáo sư tại Đại học Copenhagen, Đan Mạch, đã công bố một công trình nghiên cứu khá lý thú.
Mới đây, các giáo sư của Đại học Copenhagen, Đan Mạch, đã công bố kết quả một công trình nghiên cứu khá thú vị, liên quan tới chuyện tranh cãi giữa các cặp vợ chồng.
Chuyện tranh cãi vốn là chuyện bình thường của các cặp vợ chồng, bất kể là đã kết hôn lâu hay mới cưới. Tuy nhiên, theo kết quả của công trình nghiên cứu này, những ông chồng bị vợ cằn nhằn quá nhiều có nguy cơ tử vong cao hơn 50 - 100%. Đặc biệt đối với những ông chồng thất nghiệp hay có việc làm không ổn định, mọi thứ sẽ lại càng nguy hiểm hơn.
Nghiên cứu được thực hiện trên 10,000 nam giới và phụ nữ ở Đan Mạch trong độ tuổi từ 36 đến 52. Họ được đặt hai câu hỏi chung liên quan đến mối liên kết thông thường giữa hai vợ chồng: “Trong cuộc sống hàng ngày, ai là người tạo ra nhiều áp lực nhất cho bạn?” và “Ai là người luôn đòi hỏi quá nhiều tới mức làm bạn khó chịu?”. Ngoài ra, người tham gia còn phải ghi rõ các thông tin bổ sung khác như bạn bè, hàng xóm, vợ/chồng, họ hàng, hoặc con cái.
Có 9% số người tham gia cho rằng vợ hay chồng của họ đòi hỏi quá nhiều, 10% nghĩ rằng vấn đề đến từ con cái, 6% cho rằng đến từ gia đình, và chỉ 2% cho rằng nó đến từ bạn bè. Trả lời cho câu hỏi còn lại, có 6% người tham gia cho biết mình luôn cãi cọ với vợ/chồng, 6% cãi nhau với con cái, 2% cãi nhau với gia đình, và chỉ 1% là cãi nhau với bạn bè.
Những người tham gia lại tiếp tục được theo dõi thêm 11 năm nữa. Trong số những người này, có 4% phụ nữ và 6% nam giới đã qua đời, và đa phần là vì bệnh ung thư, còn lại là do các vấn đề về sức khỏe hoặc tai nạn. Sau đó, nhóm nghiên cứu tiếp tục thống kê những chỉ số liên quan tới giới tính, tình trạng hôn nhân, tình trạng sức khỏe, tình trạng tinh thần, các cảm xúc do từ bên ngoài…
Và kết quả là những người bị đòi hỏi quá nhiều, hay phải nghe lời cằn nhằn từ vợ, chồng, hoặc con cái có tỷ lệ tử vong cao hơn từ 50 - 100% so với những người không gặp phải vấn đề gì.
Nhóm nghiên cứu cũng cho biết thêm: “Chúng tôi nhận ra rằng, người chồng rất dễ bị trầm cảm, áp lực từ những lời cằn nhằn phía người vợ, vì khi người đàn ông gặp phải stress sẽ sinh ra lượng cortisol rất lớn, từ đó làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Và chỉ có những người gần nhất trong gia đình như vợ, hay con cái mới tạo cho đàn ông nhiều stress tới vậy. Còn hàng xóm, công việc, hay họ hàng không phải là thứ khiến đàn ông bận tâm quá nhiều. Trong khi đó về phần các bà vợ, các vấn đề bận tâm lại là từ họ hàng và con cái nhiều hơn!”.
Thêm vào đó, những ông chồng thất nghiệp hoặc không có việc làm ổn định cũng có tỷ lệ tử vong cao hơn vì khả năng chống chọi lại stress của họ không thể tốt bằng những người giàu có hoặc có việc làm ổn định. Tài chính khó khăn khiến họ không thể giải quyết được các khủng hoảng bên trong và do đó càng khiến họ thêm sớm suy sụp.
Nhóm nghiên cứu đã khuyên các cặp vợ chồng nên xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và tìm ra phương pháp giải quyết xung đột, để giữ cho gia đình được êm ấm và nhất là giữ cho tuổi thọ người chồng được dài lâu.